LƯU Ý MỌI LÚC MỌI NƠI:

BÀI VIẾT KHI CHIA SẺ PHẢI DẪN NGUỒN. KHÔNG TÙY TIỆN SAO CHÉP VÀ ĐĂNG LẠI KHI CHƯA CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ

Friday, December 13, 2019

Quan niệm sống Ikigai là gì?

Ikigai là gì?

Nếu đã từng tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, chắc chắn bạn đã biết người Nhật có một cuộc sống bận rộn thế nào. Nhịp sống ở Nhật Bản là một guồng quay không có điểm dừng với những chuyến tàu điện ngầm đông đúc, những quy tắc làm việc và ứng xử nghiêm ngặt. Thế nhưng, vượt trên tất cả, người Nhật luôn giữ được tinh thần lạc quan và thái độ sống tích cực. Đó không hẳn là do giáo dục, mà chủ yếu là bởi ý niệm sống của người Nhật đã tiếp thêm sức mạnh cho họ duy trì động lực làm việc hiệu quả. Một trong số đó chính là “Ikigai”.

Ikigai là một thuật ngữ thể hiện ý tưởng hạnh phúc trong cuộc sống. Về cơ bản, Ikigai là lý do tại sao bạn thức dậy vào buổi sáng. Thuật ngữ này được ghép từ iki (cuộc sống) và kai (thấy được hy vọng và kỳ vọng). Theo Ikigai, cuộc sống hạnh phúc là khi có một mục đích để theo đuổi và Ikigai là điều giúp bạn trông chờ, tin tưởng vào tương lai ngay cả khi bạn đang đau khổ.

Vậy làm cách nào để một người có được thứ tinh thần Ikigai này?

Điều đó còn cần nhiều thời gian để suy ngẫm. Nhưng trước mắt, bạn có thể tự trả lời những câu hỏi:
  • Bạn đam mê điều gì?
  • Bạn giỏi giang trong lĩnh vực gì?
  • Thế giới cần gì từ bạn?
  • Bạn có thể kiếm tiền từ những việc gì?
Mô hình IKIGAI

Thực ra 4 câu hỏi này phù hợp với tư duy phương Tây hơn một chút. Ikigai “thuần chủng” với người Nhật sẽ không có yếu tố liên quan đến thu nhập. Vì người Nhật cho rằng, niềm vui ở quanh ta chứ không hoàn toàn xuất phát từ đồng tiền.

Thực tế là, trong một cuộc khảo sát năm 2010 trên 2.000 nam giới và phụ nữ Nhật Bản, chỉ có 31% coi công việc là Ikigai. Nghĩa là, hạnh phúc của một người có thể là công việc, nhưng rõ ràng không chỉ dừng lại ở đó.

Theo Gordon Matthew, Giáo sư nhân học tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong và cũng là tác giả cuốn sách “Cái gì làm cho cuộc sống trở nên đáng sống" cho biết:
Làm thế nào để người Nhật và người Mỹ luôn tích cực” đã đưa ra quan điểm: Ikigai thực tế là ánh xạ, kết hợp giữa 2 ý niệm khác cũng của người Nhật là ittaikan và jiko jitsugen. Itaikkan đề cập đến “ý nghĩa của hành động có thể tác động đến hạnh phúc của người khác” trong khi jiko jitsugen liên quan đến việc “tự mình thực hiện”.

Như vậy, Ikigai nghĩa là, động lực làm việc của một người là đem lại hạnh phúc cho người khác và bước tiến tích cực cho xã hội.

Hãy nhìn đến đảo Okinawa, nơi có rất nhiều cư dân có tuổi thọ trên 100 tuổi, không hề tồn tại khái niệm “nghỉ hưu”. Mọi người luôn vui vẻ với những mối quan hệ quanh mình, kết hợp chế độ ăn kiêng đặc biệt và tinh thần sẻ chia đáng ngạc nhiên. Với những người cao tuổi, họ cảm thấy có nghĩa vụ truyền đạt trí tuệ cho lớp trẻ. Dù tuổi cao nhưng họ vẫn cần sống cho xã hội. Đó là lý do vì sao người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

Bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng Ikigai vào cuộc sống của mình nhưng hãy nhớ, đặt mục đích vào việc mình làm. Ikigai có thể thay đổi linh hoạt theo độ tuổi, miễn là bạn cảm thấy phù hợp và có ý nghĩa cho cuộc sống.

- Theo Business Insider -

Thế hệ trẻ sinh sau 1995 có xu hướng dễ bị trầm cảm?

Một giáo sư người Mỹ đã đưa ra những con số đáng giật mình về tỉ lệ trầm cảm và tự tử của thế hệ “iGen” – những đứa trẻ sinh sau 1995 và kết tội cho một thủ phạm không mấy xa lạ.

Trong bài báo vừa đăng tải trên tạp chí The Conversation, Giáo sư tâm lý học Jean Twenge (Đại học San Diego State, Mỹ) cho biết trong vòng 5 năm từ giữa năm 2010 đến 2015, số thanh thiếu niên Mỹ gặp phải các triệu chứng trầm cảm , nghĩ mình vô dụng đã tăng thêm 33% và tỉ lệ tự tử cũng tăng 31% so với các năm về trước.
“Phân tích của chúng tôi cho thấy thế hệ thanh thiếu niên mà tôi gọi là “iGen” – những người sinh sau năm 1995 – có nhiều khả năng gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần hơn những thế hệ trước đó” – giáo sư Twenge viết.

Trong bài báo cáo vừa xuất bản trên tạp chí khoa học Clinical Psychological Science, ông và nhóm của mình đã trình bày nghiên cứu về lý do khiến bóng ma trầm cảm – tự tử đè nặng lên những người sinh sau năm 1995: chiếc điện thoại thông minh.

Điện thoại thông minh không khiến chúng ta hạnh phúc như chúng ta tưởng

Theo các số liệu được thống kê, tỉ lệ trầm cảm thanh thiếu niên và độ phổ biến của điện thoại thông minh đã tăng song song trong thời gian qua, nhất là nếu họ dùng nó để sử dụng các ứng dụng liên quan đến internet. Nếu một thiếu niên gắn bó với chiếc điện thoại trên 5 tiếng mỗi ngày, nguy cơ trầm cảm nặng, tự tử hoặc có ý định tự tử tăng đến 71% so với người chỉ dùng điện thoại 1 giờ/ngày. Nguy cơ tự tử bắt đầu tăng đáng kể từ mốc sử dụng 2 giờ/ngày.

Đa số người sử dụng bị sa vào vòng lặp: buồn nên vùi đầu vào điện thoại và vì vùi đầu vào điện thoại nên cảm giác tiêu cực gia tăng. Trong tâm thần học, tiếp xúc mặt đối mặt là cách đơn giản nhất để tìm thấy cảm giác hạnh phúc, tích cực. Về lâu dài, tương tác xã hội cao, ví dụ như tham gia vào các hoạt động tập thể có ích, còn có thể chữa lành những nỗi đau và tìm lại hạnh phúc.

Trái lại, cho dù sử dụng điện thoại để tìm những thứ vui vẻ, cảm giác cô lập xã hội vẫn bị tăng cao một cách khó kiểm soát. Tương tác ảo không đạt được các giá trị tinh thần như tương tác thật nên cảm giác cô lập vẫn xuất hiện. Ghiền điện thoại cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Thiếu ngủ là nguyên nhân chính của trầm cảm, trong khi cảm giác cô lập xã hội đem người ta đến ý nghĩ tự kết liễu.

- Theo The Conversation -