LƯU Ý MỌI LÚC MỌI NƠI:

BÀI VIẾT KHI CHIA SẺ PHẢI DẪN NGUỒN. KHÔNG TÙY TIỆN SAO CHÉP VÀ ĐĂNG LẠI KHI CHƯA CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ

Sunday, December 29, 2019

Những lợi ích từ thói quen viết nhật ký

Nhật ký là nơi riêng tư mà bạn có thể đặt bất cứ suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của mình về tất cả mọi thứ từ công việc, học tập, tình cảm, bạn bè … hoặc đơn giản, nhật ký là nơi mà bạn ghi chép bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Nếu bạn chưa có thói quen viết nhật ký hoặc chỉ mới bắt đầu nghĩ về việc viết nhật ký, thì dưới đây là những lợi ích khác mà việc viết nhật ký có thể đem lại cho bạn:

1. Nâng cao kỹ năng ghi chép

Có bao giờ bạn muốn mình có khả năng văn chương, ghi chép của mình tốt hơn. Cách duy nhất cho việc đó chính là bạn phải viết. Bằng cách ghi chép nhật ký, bạn ghi chép ngày qua ngày những điều mà bạn biết và những điều mà bạn quan tâm. Khi viết nhật ký, bạn sẽ không cần lo lắng về bất cứ điều gì khác ngoài việc viết, bạn chả cần quan tâm về việc sai chính tả hay ngữ pháp. Bạn chỉ ghi chép một cách tự do nhất có thể. Qua thời gian, bạn sẽ thấy mình tiến bộ như thế nào.

2. Lưu trữ kỷ niệm

Có bao giờ bạn đọc lại những tin nhắn cũ, xem lại những tấm ảnh cũ và bạn có những cảm xúc cũ. Những cảm xúc vui vẻ đương nhiên là tốt rồi, nhưng những cảm xúc buồn cũng không phải là xấu, nó có thể giúp bạn cảm thấy tự hào vì đã vượt qua được những cảm xúc đó.

Viết nhật ký cũng là một cách lưu lại những cảm xúc như thế, nhưng không phải qua tin nhắn, jpad hay mp4, mà là qua chữ viết của bạn. Với chi tiết của những suy nghĩ, cảm xúc của bạn, những thứ mà hình ảnh hay tin nhắn không thể lưu trữ được.

Bạn có thể sẽ phải trải qua những ngày chả dễ dàng gì, và đôi khi cũng sẽ chả ai quanh bạn hoặc có những vấn để mà bạn chỉ muốn đương đầu một mình… Việc đọc lại nhật ký sẽ là một cách mang những điều tốt đẹp trở lại với bạn, giảm stress, thư giãn .. bạn sẽ có tinh thần tốt hơn.
Có thể viết tay nhật kí hoặc sử dụng blog ở chế độ riêng tư

3. Riêng tư và thành thật

Dù bạn có là một đứa bất cần với thái độ ” fuck everything !!” đi chăng nữa, có một không gian nào đó của bạn vẩn sẽ luôn lo lắng về những điều mà người khác nghĩ về mình, cách họ phản ứng và cảm xúc của họ khi bạn chia sẽ những suy nghĩ của mình với họ. Bạn không thể lúc nào cũng thành thật 100%! Bạn có những suy nghĩ mà bạn không muốn bất kì ai biết là mình có! Với nhật ký, bạn không phải lo lắng về bất kì ai cả, chỉ bạn và cuốn nhật ký của mình.

Nhưng tại sao cần phải viết khi rõ ràng bạn không muốn bất kì ai biết, tại sao không để những suy nghĩ đó mục nát và được quên lãng luôn? Việc viết ra những suy nghĩ từ trong đầu bạn cho phép bạn xem lại và hiểu rõ những suy nghĩ của mình hơn so với để chúng chạy vòng vòng quanh đầu. Viết ra sẽ cho bạn đánh giá chính xác về những suy nghĩ hay quan điểm của mình. Sự thành thật cho phép bạn hiểu rõ bản thân. Và bạn biết đấy! hiểu rõ bản thân chính là cách giúp bạn kiểm soát cuộc sống của mình cách tốt nhất.

4. Giải quyết những vấn đề của bạn

Việc viết nhật ký cũng là một trong những cách hiệu quả để giải quyết những vấn đề của bạn. Bạn có thể có vấn đề với bạn học hay đồng nghiệp. Bạn cảm thấy mắc kẹt với công việc của mình nhưng lại không ra được quyết định nên đi hay ở…Bằng cách viết những vấn đề của bạn ra, bạn sẽ xem và đọc lại một cách rõ ràng hơn. Bạn còn có thể mô tả thêm những suy nghĩ của bạn về vấn đề của mình, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể hơn.

Chúng ta nói gì khi nói về "thời gian"? (P.1)

Có câu nói thế này: "Thời gian và xu thế không chờ đợi ai". Một người dù giàu có hay quyền lực cỡ nào cũng chẳng thể  quay trở lại quá khứ hay đi trước đến tương lai; không ai có thể điều khiển thời gian. Và bởi vậy, tất cả chúng ta đều không ngừng chạy đua với nó để hoàn thành các công việc của mình. Đôi lúc áp lực từ việc có quá ít thời gian thúc đẩy chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Những lúc khác, chúng ta đơn giản chỉ ngồi than vãn là không có đủ thời gian rồi từ bỏ. Thường thì suy nghĩ không có đủ thời gian thực sự là rào cản tâm lí ngăn trở quá trình phát triển của chúng ta.

Tennessee Williams, nhà viết kịch nổi tiếng người Mĩ đã thừa nhận: "Thời gian là khoảng cách xa nhất giữa hai nơi". Thật vậy, thời gian là chướng ngại lớn nhất trên con đường chúng ta đi tới đích. Nhưng thực tế là chúng ta sẽ luôn có thời gian cho những điều quan trọng nhất với mình. Nếu bóng đá quan trọng, chúng ta sẽ thức đến khuya để xem trực tiếp. Nếu mua sắm quan trọng, chúng ta sẽ bỏ cả ăn trưa để đi mua sắm vào một ngày trong tuần.
"Không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ thời gian để làm những việc quan trọng nhất" 
Khi có điều gì đó chúng ta thật sự muốn làm, chúng ta sẽ chẳng cần đến đọng lực mới đi thực hiện nó. Như vậy, nếu cho rằng sự nghiệp quan trọng với mình thì chúng ta chắc chắn sẽ có thời gian để lập kế hoạch và phát triển nó.

- Theo Kenneth Leow -

Wednesday, December 25, 2019

Làm sao để biết mình là ai?

Long thấy Vũ đang tiến về phía mình, cậu biết sắp có chuyện xảy ra. Vũ nói: “Ê, Long. Thử cái này đi!”. Khi Vũ đưa tay ra, Long thấy một thứ đúng như cậu đoán, một điếu cần sa. Cậu không muốn thử nhưng cũng không muốn bị xem là kẻ lập dị. Cậu đáp lại cách yếu ớt: “Ơ... để lúc khác được không?”.

Thư thấy Vũ đang tiến về phía mình, cô sẵn sàng đối phó với chuyện sắp xảy ra. Vũ nói: “Ê, Thư. Thử cái này đi!”. Khi Vũ đưa tay ra, Thư thấy một thứ đúng như cô đoán, một điếu cần sa. Cô đáp cách tự tin: “Không. Tớ còn nhiều việc phải làm nên không muốn chết sớm. Tớ tưởng là cậu thông minh lắm chứ!”.


Trong tình huống trên trên, tại sao Thư có thể chống lại áp lực tốt hơn? Vì cô có một điều mà Long không có. Ðó là gì? Thư biết mình là ai và mình tin gì. Khi ý thức được điều đó, bạn có sức mạnh để nói “không” với cám dỗ. Như vậy, chính bạn sẽ làm chủ cuộc đời mình chứ không phải ai khác. Làm thế nào bạn có lòng tin chắc như thế? Trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp ích.

1. Ðiểm mạnh của tôi là gì?

Biết sở trường và ưu điểm của mình, bạn sẽ tự tin hơn.

- Hãy suy nghĩ: Mỗi người được phú cho những khả năng khác nhau. Chẳng hạn, một số người có tài về mỹ thuật hay âm nhạc, số khác thì có khiếu thể thao.

Hiểu sâu sắc được bản thân mình có khả năng gì thì sẽ giúp bạn kiên định trước thử thách từ người khác, không để những thái độ tiêu cực của họ làm mình dao động.

- Hãy xem xét bản thân. Bên dưới, hãy viết ra một năng khiếu hay kỹ năng của bạn.
.................................................................................................................................․․․․․

Bây giờ, hãy viết ra một tính tốt của bạn (ví dụ như quan tâm, rộng rãi, đáng tin cậy, đúng giờ).
.................................................................................................................................․․․․․
“Khi có người cần giúp đỡ, em luôn cố gắng giúp họ. Nếu ai đó cần nói chuyện, dù đang bận em vẫn ngưng công việc để lắng nghe”.—Trúc.

Nếu thấy khó nhận ra một tính tốt, hãy nghĩ xem so với hồi nhỏ thì giờ đây bạn đã trưởng thành hơn như thế nào. Viết điều đó ra.
.................................................................................................................................․․․․

2. Ðiểm yếu của tôi là gì?

Dây xích dễ đứt khi có một mắt xích yếu. Cũng vậy, bạn có thể mất tự tin nếu để điểm yếu chế ngự mình.

- Hãy suy nghĩ: Không ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có những điểm mình muốn cải thiện. Một cô gái tên Phương tự hỏi: “Sao mình cứ bận tâm đến những điều vớ vẩn? Chuyện nhỏ nhặt nhất cũng làm mình bực bội và bỗng nhiên mình không kiềm chế được cảm xúc!”.

- Hãy xem xét bản thân: Bạn có điểm yếu nào cần kiểm soát?
................................................................................................................................․․․․․
Dưới đây là một vài câu trả lời ví dụ:
“Sau mỗi lần xem phim lãng mạn, em cảm thấy man mác buồn và muốn có người yêu. Vì thế, bây giờ em biết mình phải cẩn thận về những bộ phim như thế”.—Bích

“Càng lớn em càng tập cân nhắc kỹ vấn đề trước khi quyết định điều gì đó, dù lớn hay nhỏ. Em cũng tập tránh làm những điều buồn lòng cha mẹ" - Jeremiah

“Khi còn nhỏ, em cho rằng bất cứ ai khác với mình đều kỳ lạ. Bây giờ, em thích sự khác biệt giữa mọi người và em quan tâm đến ý kiến của người khác.” - Jennifer

3. Mục tiêu của tôi là gì?

Khi có mục tiêu, cuộc đời bạn có mục đích và phương hướng. Ngoài ra, bạn cũng có động lực để tránh những hoàn cảnh và người có thể cản trở bạn làm điều đã định.

- Hãy suy nghĩ: Bạn có đón taxi và bảo tài xế chở đi vòng vòng đến khi hết xăng không? Hẳn điều đó là ngớ ngẩn và phung phí! Có mục tiêu giúp cuộc sống của bạn có định hướng. Bạn có nơi để hướng tới và có kế hoạch cụ thể để đến đó.

"Thay vì để cuộc đời trôi lênh đênh như thuyền không bến, hãy đặt mục tiêu và theo đuổi những mục tiêu đó."


- Hãy xem xét bản thân. Bên dưới, hãy viết ba mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong năm tới.
  ․․․․․
  ․․․․․
  ․․․․․

Bây giờ, hãy chọn một mục tiêu quan trọng nhất và viết ra điều bạn có thể làm ngay bây giờ để thực hiện mục tiêu đó.
....................................................................................................................................․․․․․
Ví dụ:
“Nếu không làm mình bận rộn, em có khuynh hướng sống theo kiểu ‘bèo dạt mây trôi’. Tốt nhất nên có mục tiêu và cố gắng vươn tới mục tiêu đó”.—Hùng.

4. Niềm tin của tôi là gì?

Nếu không có niềm tin, bạn sẽ không kiên định. Như con tắc kè hoa, bạn sẽ “đổi màu” để giống bạn bè, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn chưa thật sự biết mình là ai.

- Hãy suy nghĩ: Kinh Thánh khuyến khích môn đồ Chúa Giê-su “thử cho biết [“tự chứng minh cho chính mình”. Khi bạn hành động dựa trên điều mình tin, điều này cho thấy bạn sống đúng với bản thân, bất kể người khác làm gì.

Trường hợp trong Kinh Thánh: Khi ở tuổi thiếu niên, nhà tiên tri Daniel “quyết-định trong lòng” rằng ông sẽ làm theo luật pháp của Ðức Chúa Trời, dù sống xa gia đình và những người cùng đức tin. Qua đó cho thấy Daniel sống đúng với bản thân, đúng với niềm tin của mình.

- Hãy xem xét bản thân. Niềm tin của bạn là gì? 
Chẳng hạn:
Bạn có tin nơi Ðức Chúa Trời không? Nếu có, tại sao? Bằng chứng nào khiến bạn tin là Ngài hiện hữu? Bạn có tin các tiêu chuẩn của Ðức Chúa Trời mang lại lợi ích cho mình không? Nếu có, tại sao? Chẳng hạn, điều gì khiến bạn tin chắc việc vâng theo luật pháp Ðức Chúa Trời về vấn đề tình dục sẽ làm bạn hạnh phúc hơn là theo lối sống “tự do” của bạn bè?

Không nên vội trả lời những câu hỏi trên. Hãy dành thời gian xem xét những lý do khiến bạn tin. Khi làm thế, bạn có thể bảo vệ niềm tin của mình trước người khác tốt hơn.
Ví dụ:
“Ở trường, bạn bè thường trêu chọc người thiếu kiên định, và em không muốn thiếu kiên định về niềm tin của mình. Vì thế, em đã chuẩn bị để trả lời các bạn về niềm tin của mình cách rõ ràng và hợp lý. Thay vì nói ‘ồ, tớ không được làm vì đạo tớ cấm’, em sẽ nói đại loại như ‘tớ nghĩ làm vậy là không đúng’. Các bạn cần biết đây là niềm tin của em”.—Dung.

Tóm lại, bạn thích giống như cái gì: một chiếc lá vàng rơi bị cuốn đi bởi làn gió nhẹ hay một cây luôn vững chãi dù gặp giông bão? Khi ý thức rõ về bản thân và sống đúng với niềm tin của mình, bạn sẽ giống như cây vững chãi ấy. Chính điều đó giúp bạn trả lời được câu hỏi “Tôi là ai?”.

"Khi ý thức rõ về bản thân và sống đúng với niềm tin của mình, bạn giống như một cây bám rễ sâu, vững chãi dù gặp giông bão"

5. Ai có thể hỗ trợ bạn trả lời những câu hỏi trên

Hãy mạnh dạn hỏi bố mẹ của mình rằng: Bố mẹ thấy con có năng khiếu nào? Con cần cải thiện những điểm nào? Làm thế nào để bố mẹ có thể tin tưởng con?...

- Biên dịch từ jw.org-

Monday, December 16, 2019

Nhân một chiều yên ả tôi đã nghĩ...

Cuộc sống này thật thú vị và với mỗi người nó mang một ý nghĩa riêng bắt buộc người ấy phải tìm kiếm trong quá trình sống.

Điểm thú vị là ở mỗi giai đoạn của cuộc đời bạn lại nhìn cuộc sống khác nhau. Cho đến một ngày bạn chắc chắn được bản thân mình là ai, mình muốn gì và mình đã đạt được những gì.... cuộc sống sẽ phản hồi lại bạn bằng thông báo rằng : trông bạn có sự bình thản, điềm tĩnh và chín chắn hơn rồi đấy.

Những trải nghiệm và biến cố trong đời là những viên gạch xây lên tòa thành vững chắc của con người bạn. Nếu không có chúng bạn không thể trưởng thành và thành công được.

Có lẽ cái giai đoạn mà con người ta bắt đầu thấy đầu óc và trái tim mình thay đổi mạnh mẽ và thất thường nhất chính là từ những năm 20 - 30 tuổi. Giữa những ngã rẽ lớn nhỏ, những cánh cửa cơ hội, những người ta gặp, yêu, chia li đều giữ một vị trí nhất định trong sự nghiệp, hôn nhân, sức khỏe và gia đình.

Lắm lúc mình rất hoảng, lắm lúc mình lại nhởn nhơ và yêu đời, lắm lúc mình cũng buồn mà không hiểu vì sao mình buồn và lắm lúc mình đau một cảm giác khó tả. Khi trải qua nhiều chuyện, mà vẫn ỔN thì lúc đó  mình phát hiện ra: Cuộc sống này thật đáng sống và nhiều ý nghĩa nếu coi tất cả những gì xảy đến với mình là lẽ tất nhiên ta phải đối mặt, là một bài học ta phải học, và là một phần thưởng ẩn giấu trong những gói vỏ bọc khác nhau dù có thể trông nó rất xấu...

Hôm nay thấy yêu đời đến lạ!




Friday, December 13, 2019

Quan niệm sống Ikigai là gì?

Ikigai là gì?

Nếu đã từng tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, chắc chắn bạn đã biết người Nhật có một cuộc sống bận rộn thế nào. Nhịp sống ở Nhật Bản là một guồng quay không có điểm dừng với những chuyến tàu điện ngầm đông đúc, những quy tắc làm việc và ứng xử nghiêm ngặt. Thế nhưng, vượt trên tất cả, người Nhật luôn giữ được tinh thần lạc quan và thái độ sống tích cực. Đó không hẳn là do giáo dục, mà chủ yếu là bởi ý niệm sống của người Nhật đã tiếp thêm sức mạnh cho họ duy trì động lực làm việc hiệu quả. Một trong số đó chính là “Ikigai”.

Ikigai là một thuật ngữ thể hiện ý tưởng hạnh phúc trong cuộc sống. Về cơ bản, Ikigai là lý do tại sao bạn thức dậy vào buổi sáng. Thuật ngữ này được ghép từ iki (cuộc sống) và kai (thấy được hy vọng và kỳ vọng). Theo Ikigai, cuộc sống hạnh phúc là khi có một mục đích để theo đuổi và Ikigai là điều giúp bạn trông chờ, tin tưởng vào tương lai ngay cả khi bạn đang đau khổ.

Vậy làm cách nào để một người có được thứ tinh thần Ikigai này?

Điều đó còn cần nhiều thời gian để suy ngẫm. Nhưng trước mắt, bạn có thể tự trả lời những câu hỏi:
  • Bạn đam mê điều gì?
  • Bạn giỏi giang trong lĩnh vực gì?
  • Thế giới cần gì từ bạn?
  • Bạn có thể kiếm tiền từ những việc gì?
Mô hình IKIGAI

Thực ra 4 câu hỏi này phù hợp với tư duy phương Tây hơn một chút. Ikigai “thuần chủng” với người Nhật sẽ không có yếu tố liên quan đến thu nhập. Vì người Nhật cho rằng, niềm vui ở quanh ta chứ không hoàn toàn xuất phát từ đồng tiền.

Thực tế là, trong một cuộc khảo sát năm 2010 trên 2.000 nam giới và phụ nữ Nhật Bản, chỉ có 31% coi công việc là Ikigai. Nghĩa là, hạnh phúc của một người có thể là công việc, nhưng rõ ràng không chỉ dừng lại ở đó.

Theo Gordon Matthew, Giáo sư nhân học tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong và cũng là tác giả cuốn sách “Cái gì làm cho cuộc sống trở nên đáng sống" cho biết:
Làm thế nào để người Nhật và người Mỹ luôn tích cực” đã đưa ra quan điểm: Ikigai thực tế là ánh xạ, kết hợp giữa 2 ý niệm khác cũng của người Nhật là ittaikan và jiko jitsugen. Itaikkan đề cập đến “ý nghĩa của hành động có thể tác động đến hạnh phúc của người khác” trong khi jiko jitsugen liên quan đến việc “tự mình thực hiện”.

Như vậy, Ikigai nghĩa là, động lực làm việc của một người là đem lại hạnh phúc cho người khác và bước tiến tích cực cho xã hội.

Hãy nhìn đến đảo Okinawa, nơi có rất nhiều cư dân có tuổi thọ trên 100 tuổi, không hề tồn tại khái niệm “nghỉ hưu”. Mọi người luôn vui vẻ với những mối quan hệ quanh mình, kết hợp chế độ ăn kiêng đặc biệt và tinh thần sẻ chia đáng ngạc nhiên. Với những người cao tuổi, họ cảm thấy có nghĩa vụ truyền đạt trí tuệ cho lớp trẻ. Dù tuổi cao nhưng họ vẫn cần sống cho xã hội. Đó là lý do vì sao người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

Bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng Ikigai vào cuộc sống của mình nhưng hãy nhớ, đặt mục đích vào việc mình làm. Ikigai có thể thay đổi linh hoạt theo độ tuổi, miễn là bạn cảm thấy phù hợp và có ý nghĩa cho cuộc sống.

- Theo Business Insider -

Thế hệ trẻ sinh sau 1995 có xu hướng dễ bị trầm cảm?

Một giáo sư người Mỹ đã đưa ra những con số đáng giật mình về tỉ lệ trầm cảm và tự tử của thế hệ “iGen” – những đứa trẻ sinh sau 1995 và kết tội cho một thủ phạm không mấy xa lạ.

Trong bài báo vừa đăng tải trên tạp chí The Conversation, Giáo sư tâm lý học Jean Twenge (Đại học San Diego State, Mỹ) cho biết trong vòng 5 năm từ giữa năm 2010 đến 2015, số thanh thiếu niên Mỹ gặp phải các triệu chứng trầm cảm , nghĩ mình vô dụng đã tăng thêm 33% và tỉ lệ tự tử cũng tăng 31% so với các năm về trước.
“Phân tích của chúng tôi cho thấy thế hệ thanh thiếu niên mà tôi gọi là “iGen” – những người sinh sau năm 1995 – có nhiều khả năng gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần hơn những thế hệ trước đó” – giáo sư Twenge viết.

Trong bài báo cáo vừa xuất bản trên tạp chí khoa học Clinical Psychological Science, ông và nhóm của mình đã trình bày nghiên cứu về lý do khiến bóng ma trầm cảm – tự tử đè nặng lên những người sinh sau năm 1995: chiếc điện thoại thông minh.

Điện thoại thông minh không khiến chúng ta hạnh phúc như chúng ta tưởng

Theo các số liệu được thống kê, tỉ lệ trầm cảm thanh thiếu niên và độ phổ biến của điện thoại thông minh đã tăng song song trong thời gian qua, nhất là nếu họ dùng nó để sử dụng các ứng dụng liên quan đến internet. Nếu một thiếu niên gắn bó với chiếc điện thoại trên 5 tiếng mỗi ngày, nguy cơ trầm cảm nặng, tự tử hoặc có ý định tự tử tăng đến 71% so với người chỉ dùng điện thoại 1 giờ/ngày. Nguy cơ tự tử bắt đầu tăng đáng kể từ mốc sử dụng 2 giờ/ngày.

Đa số người sử dụng bị sa vào vòng lặp: buồn nên vùi đầu vào điện thoại và vì vùi đầu vào điện thoại nên cảm giác tiêu cực gia tăng. Trong tâm thần học, tiếp xúc mặt đối mặt là cách đơn giản nhất để tìm thấy cảm giác hạnh phúc, tích cực. Về lâu dài, tương tác xã hội cao, ví dụ như tham gia vào các hoạt động tập thể có ích, còn có thể chữa lành những nỗi đau và tìm lại hạnh phúc.

Trái lại, cho dù sử dụng điện thoại để tìm những thứ vui vẻ, cảm giác cô lập xã hội vẫn bị tăng cao một cách khó kiểm soát. Tương tác ảo không đạt được các giá trị tinh thần như tương tác thật nên cảm giác cô lập vẫn xuất hiện. Ghiền điện thoại cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Thiếu ngủ là nguyên nhân chính của trầm cảm, trong khi cảm giác cô lập xã hội đem người ta đến ý nghĩ tự kết liễu.

- Theo The Conversation -

Saturday, November 23, 2019

Chúng ta có đang hiểu sai về làm việc nhóm?

Đôi khi làm việc nhóm đem lại kết quả khá ổn và là một cách hữu ích, vui vẻ, và khuyến khích để chúng ta trao đổi ý tưởng, quản lý thông tin và xây dựng lòng tin.

Nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi mỗi thành viên trong nhóm đều làm việc độc lập và tự giác với công việc riêng họ có. Làm việc nhóm, ngược lại, là một thảm hoạ nếu bị quây vần bởi những buổi họp mặt, những hội thảo triền miên không bao giờ kết trong những văn phòng không cho ta nổi một không gian riêng để tránh sự ồn ào và những ánh mắt của các đồng nghiệp

....

Với Wozniak, sự hợp tác đồng nghĩa với khả năng chia sẻ cùng một chiếc bánh donut và cùng một tần số sóng não với những đồng nghiệp ăn mặc luộm thuộm và thoải mái - những người chẳng buồn đánh giá khi ông biến mất vào căn phòng của riêng ông để hoàn thành nốt công việc.


(Theo The New York Times)

Thursday, November 21, 2019

Con đường do mình chọn, mình phải đi hết dù cuối con đường đó là gì

Ngày hôm nay, như mọi ngày mình lê lết với những thói quen cũ: ngủ, nấu, ăn, lướt web. Nhưng có thêm một điều nữa khác với ngày thường: mình ra ngoài. Đúng hơn là phải ra ngoài làm một việc hộ người khác mà rõ ràng mình có thể từ chối nhưng mình vẫn phải đi dưới sức ép của hai tiếng "Người thân".

Mình muốn nhanh đến nơi nên đã chọn con đường tắt. Nhưng vì lâu rồi "không sử dụng" con đường này nên mình đã không biết nó đang thi công xây dựng và bị chặn lại cho đến khi mình đã đi đến tận đoạn đang thi công thì mình phải quay đầu xe lại.

Mình nhìn lại đầu đường biển báo ghi rõ: "Công trường đang thi công". Tại sao vẫn có thể đâm đầu đi như thế chứ? Vì mình đang hậm hực cái chuyện phải làm sắp tới. Mình đang muốn nhanh chóng chấm dứt, xong việc. Và mình thấy có thể là con đường bên cạnh đang thi công vì hai con đường song song với nhau mà biển báo lại đặt ở giữa.

Vậy là sau khi biết con đường này bị chặn lại, mình nhìn sang con đường bên cạnh chạy song song và đoán già đoán non:

Có thể nó cũng dẫn đến địa điểm cùng chỗ với con đường này. Vì con đường này bị chặn rồi thì chắc con đường kia không bị. Mình lại vòng sang bên con đường đó. Ôi trời ơi đất hỡi! Nó là một con đường đánh lừa thị giác, đi được có vài trăm mét thì nó cụt lại ở một hàng rào. Hóa ra con đường song song mà mình nhìn thấy từ bên đường bên kia lại là một con đường đứt quãng từ điểm xuất phát khác không cùng bờ.

Sau đó mình lại phải quay lại con đường mà bình thường mình vẫn hay đi.

Rất bực bội và công cốc hơn mình đã phí thêm xăng để đi quãng đường dài gấp đôi quãng đường dự kiến lúc đầu và thậm chí còn dài hơn cả con đường dài thường hay đi.

Đến địa điểm, việc được nhờ giúp cuối cùng người cần giúp lại không thấy cần giúp nữa. Vậy là lại phí thêm công sức nữa!

Bạn thấy đó, một ngày mình có thể la lớn lên và than rằng: "Sao mình đen thế!!" "Sao mà phí thời gian thế!" Nhưng mình nghĩ đi nghĩ lại trong đầu rằng, rất có thể đó là một bài học mà ông trời đang cố tình gieo vào đầu mình, thử thách sự nhẫn lại và thay đổi của lòng mình.

Mỗi người đều có một con đường riêng cho mình ở rất nhiều ngã rẽ khác nhau trên đường đời
Ông dạy mình rằng:
- Mọi sự việc trong cuộc sống xảy đến với con căn nguyên đều bắt nguồn từ sự lựa chọn của con.
- Một khi con đã lựa chọn con đường nào cho mình thì dù kết thúc con đường đó là cái gì cũng đừng đổ lỗi cho khách quan mà hãy tự soi vào lòng mình. Đó là do mình chọn mà đã đi là phải đi hết. Bởi vì ở cuối con đường đó vẫn là thành quả con đáng nhận được.
- Dù trong khó khăn, dù phải đánh đổi thời gian lâu hơn bình thường nhưng sau cùng tất cả mọi việc đều có kết thúc của nó. Nó sẽ kết thúc miễn là chúng ta còn đi, chứ không bỏ dở giữa chừng, dừng lại giữa đường và kèm theo sự cố chấp vô định để rồi không biết xoay sở thế nào
- Có thể con muốn một cái gì đó đổi mới so với thông thường nhưng trước khi thử nó cũng cần chút cân nhắc về tính khả thi và lợi ích đạt được có đáng để mạo hiểm đánh đổi sự thông thường và an toàn. Đừng võ đoán, đừng cảm tính!

Một ngày thật khiến đầu óc phát ngộ!

Thursday, November 14, 2019

10 cuốn sách yêu thích trong tủ sách tuổi 20 của mình

Hình ảnh "Hoàng tử bé" minh họa trong sách

  1. Phía sau nghi can X (Higashino Keigo)
  2. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh)
  3. Khởi sinh của cô độc (Paul Auster)
  4. Mẹ con sẽ lại về (Hong Yeong Nyeo)
  5. Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry)
  6. Nhà giả kim (Paulo Coelho)
  7. Những đêm không ngủ (Minh Nhật)
  8. Chỉ là mơ ước thôi (Gregoire Delacourt)
  9. Bước chậm lại giữa thế gian vội vã (Haemin đại đức)
  10. Mẹ ơi con muốn làm con gái (Alex Gino)